Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu mãn tính liên quan nhiều yếu tố như di truyền hoặc các rối loạn chức năng miễn dịch. Bệnh viêm da này thường gây ngứa ngáy khó chịu, da nổi ban đỏ và bong tróc, dày sừng hóa. Các mẹo tắm lá dân gian thường được áp dụng để làm giảm nhanh triệu chứng ngứa rát da, làm dịu mát da, hạn chế nổi mẩn đỏ, bong tróc da. Vậy viêm da cơ địa tắm lá gì? cùng theo dõi nội dung sau đây:
Tắm lá trà xanh
Trà xanh không chỉ là thức uống ưa thích của nhiều người. Lá trà xanh rất giàu tannin – một loại dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho da như khả năng tẩy da chết, săn se da, thu nhỏ lỗ chân lông. Đặc biệt các hợp chất của tannin có khả năng điều trị các tình trạng viêm da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng…
Ngoài ra, trà xanh chứa flavonoid và các vitamin A, B3, B5, C, khoáng chất kali có tác dụng tái tạo, trẻ hóa tế bào da, hỗ trợ quá trình chữa lành các tổn thương da.
Cách dùng trà xanh ngoài da để làm giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa đó là tắm lá trà xanh. Thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và 1 thìa muối.
- Bước 2: Đun lá trà với 2 lít nước, thêm muối vào khi nước sôi và đun nhỏ lửa 2 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 3: Lọc lấy nước lá trà pha thêm nước sạch tới khi nhiệt độ vừa phải thì dùng nước trà để tắm.
Thực hiện mỗi ngày đến khi các biểu hiện viêm da cơ địa giảm đi.
Tắm lá sài đất
Sài đất là loài cây mọc dại ở nhiều miền quê và có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh trong đó có viêm da cơ địa.Theo y học cổ truyền, sài đất có tính mát và khả năng giảm ngứa, tiêu viêm, giải độc, bài trừ mụn nhọt.
Theo các nghiên cứu khoa học sài đất chứa các hoạt chất có dược tính mạnh như Saponin, Carotenoid và Flavonoid. Đây đều là những chất có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh.
Vì thế, tắm lá sài đất có tác dụng giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm và mẩn đỏ khi bị viêm da cơ địa. Cách làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm cây sài đất tươi cùng 10g kim ngân hoa và 10g ké đầu ngựa.
Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi chứa khoảng 2 lít nước. Đun sôi nước trong khoảng 10 phút thì chắt lấy nước để pha nước tắm.
Bước 3: Thêm nước lạnh vào tới khi nhiệt độ khoảng 40 độ thì bắt đầu tắm lên da. Sau đó thấm khô da và kết hợp các biện pháp chăm sóc và điều trị da tiếp theo.
Tắm lá trầu không
Chiết xuất lá trầu không được biết đến như một chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng sát khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Dùng trầu không nấu nước để tắm mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm da cơ địa, giúp loại bỏ lớp tế bào chết, phần da bong tróc, làm mềm da và chống bội nhiễm.
Cách dùng như sau:
Bước 1:Chuẩn bị một nắm lá trầu không rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút.
Bước 2: Cho lá trầu không vào đun với 2 lít nước cho tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu trong 3 phút.
Bước 3: Đổ nước lá trầu không ra một chiếc thau, thêm nước lạnh vào để giảm nhiệt độ. Dùng tay vò nát lá trầu sau đó lọc bỏ, chỉ lấy nước tắm.
Bước 4: Tắm sạch da với nước lá trầu và thực hiện các bước dưỡng da như bình thường.
Tắm kim ngân hoa
Kim ngân hoa là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như chữa nhọt độc, mẩn ngứa, rôm sảy, tiêu độc, mụn nhọt, viêm mũi dị ứng, thấp khớp,… Nghiên cứu về thành phần chiết xuất của kim ngân hoa cho biết, hoa và cuống cây kim ngân rất dồi dào Flavonoid và Saponin. Dùng kim ngân hoa để tắm giúp các triệu chứng viêm da cơ địa nhanh chóng mất đi và hạn chế tái phát. Thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 30g kim ngân hoa khô hoặc dùng 1 nắm cây kim ngân tươi đều được, đem rửa sạch nguyên liệu.
Bước 2: Đun kim ngân hoa với 2 lít nước tới khi nước sôi 10 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Chắt lấy nước tắm ra một chiếc thau và thêm nước lạnh đến khi nước ấm vừa phải.
Bước 4: Tắm sạch cơ thể với nước cây kim ngân và dưỡng ẩm hoặc thoa thuốc trị viêm da sau đó.
Tắm nước khổ qua
Nước tắm từ khổ qua cũng có tác dụng làm dịu mát da, kháng khuẩn, giảm cảm giác ngứa dữ dội khi bị viêm da cơ địa. Dân gian thường dùng nước tắm khổ qua để tắm cho cả các bé sơ sinh để trị rôm sảy, mẩn ngứa nên tắm nước khổ qua rất an toàn với cả làn da nhạy cảm nhất.
Cách dùng khổ qua để giảm viêm da cơ địa như sau:
Bước 1: Dùng 2-3 trái khổ qua rửa sạch và thái lát mỏng.
Bước 2: Cho khổ qua đã thái lát vào nồi nước và đun sôi, sau khi nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Pha nước khổ qua để tắm như bình thường. Áp dụng 2-3 lần/tuần sẽ thấy những cải thiện rõ rệt trên da.
Tắm lá khế
Một loại nước tắm dân gian khác có tác dụng thanh nhiệt, làm mát da, giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, sưng đỏ da khi bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, mề đay…
Dùng nước lá khế chữa viêm da cơ địa như sau:
Bước 1: Lá khế sau khi hái về đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
Bước 2: Nấu lá khế với khoảng 2 lít nước sôi, đun sôi trong 2 phút.
Bước 3: Chắt nước lá khế và pha loãng tới khi nước ấm thì bắt đầu tắm lên da.
Những lưu ý khi tắm lá chữa viêm da cơ địa
Cần đảm bảo vệ sinh khi thực hiện: Nguyên liệu để nấu nước lá tắm cần được rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và trứng côn trùng. Khi nấu nước tắm cần đun sôi kỹ để diệt khuẩn. Nhiệt độ nước tắm vừa phải, nước tắm quá nóng sẽ gây khô da, nứt nẻ và bong tróc, khiến cho triệu chứng viêm da cơ địa trở nặng hơn.
Một số loại lá nhiều chất chát như trà xanh hoặc trầu không khi nấu nước lá quá đặc để tắm có thể gây vàng da. Vì vậy cần nấu nước lá loãng vừa phải và không cần thiết phải tắm liên tục mỗi ngày, tần suất tắm lá 2-3 lần/tuần là hợp lý. Thực hiện dưỡng ẩm da và chống nắng kỹ càng để cấp ẩm cho da và hạn chế nguy cơ bị cháy nắng, tổn thương da do tia UV.
Ưu nhược điểm của phương pháp tắm lá khi bị viêm da cơ địa
- Ưu điểm: Việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để nấu nước tắm khi bị viêm da cơ địa có tác dụng làm dịu da, thực sự giảm được các triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát, ửng đỏ da. Nếu duy trì áp dụng các biện pháp trên lâu dài có thể cải thiện nhiều vấn đề khác cho da như tăng cường độ ẩm, chống mụn nhọt, viêm nhiễm da khác. Dùng các nguyên liệu tự nhiên để nấu nước tắm không chỉ an toàn, thân thiện với da, không bị kích ứng hóa học. Hơn nữa giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí.
- Nhược điểm: Như chúng ta có thể thấy, quá trình nấu nước tắm để điều trị viêm da cơ địa rất lỉnh kỉnh, tốn nhiều thời gian và công sức. Vì thế, không phải ai cũng có điều kiện và sự kiên trì để thực hiện dài lâu. Khi đó, các sản phẩm sữa tắm dược liệu chứa chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên kể trên sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho người bận rộn.
Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo được các chuyên gia da liễu đánh giá cao về độ an toàn và khả năng chăm sóc da, thích hợp với cả những làn da nhạy cảm, đang bị mụn nhọt, rôm sảy và viêm da bệnh lý.
- Sự kết hợp các thành phần Trà xanh, Sữa gạo giúp làm sạch, nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết trên da.
- Cỏ xạ hương, Kim ngân hoa , Cúc la mã, Sài đất góp phần kháng khuẩn, giảm mẩn ngứa và mụn trứng cá trên da.
- Nha đam, Khổ qua, dẫn chất dầu Olive, cùng các Vitamin (Vitamin E, Vitamin B5) tăng cường cấp ẩm, giữ ẩm lâu dài cho da mà không gây cảm giác nhờn dính
- Các dược liệu khác như Nhân sâm, Đương quy có tác dụng nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp tự nhiên, căng tràn sức sống.
Thay vì kì công nấu nước lá tắm chúng ta có thể sử dụng Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo hàng ngày để giảm tình trạng viêm da cơ địa theo hướng dẫn sau:
Làm ướt cơ thể, dùng một lượng vừa đủ Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo thoa lên da, có thể dùng bông tắm nhưng phải thật nhẹ nhàng. Đặc biệt không chà sát vùng da đang bị viêm da cơ địa. Sau đó tắm sạch lại với nước và thấm khô da.
Tiếp theo cần thoa sữa dưỡng thể hoặc kem dưỡng ẩm và thuốc đặc trị (nếu cần) để điều trị viêm da cơ địa. Trong quá trình sinh hoạt, bạn chú ý mặc đồ thoải mái, rộng rãi. Uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin, khoáng chất để khôi phục hoạt động bình thường của hệ miễn dịch.
Thực hiện tốt các hướng dẫn trên, các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ giảm đi đáng kể và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh thường xuyên.
Link tham khảo thông tin sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo và đặt mua online TẠI ĐÂY.