Bệnh viêm da cơ địa vốn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi những triệu chứng vô cùng khó chịu mà chúng gây ra. Đặc biệt, nếu không được can thiệp điều trị đúng cách, bệnh còn có thể tái phát liên tục, kèm theo nguy cơ đối diện với những biến chứng khó lường. Vậy viêm da cơ địa là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Chúng có biểu hiện ra sao và điều trị như thế nào?… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin hữu ích về căn bệnh này nhé!
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến, có tính chất dai dẳng và rất dễ tiến triển mạn tính. Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Tuy nhiên, bệnh thường khởi phát nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sau đó một số trường hợp các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 2 tuổi, số còn lại sẽ tiếp tục tiến triển thành viêm da cơ địa ở người trưởng thành. Ngoài ra, đôi khi cũng có trường hợp viêm da cơ địa khởi phát đột ngột ở độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn.
Khi bị viêm da cơ địa, da của người bệnh sẽ bị viêm đỏ, sưng, xuất hiện mụn nước và ngứa ngáy, nứt nẻ, bong tróc,… Các triệu chứng này thường bùng phát mạnh thành từng đợt, sau đó dần thuyên giảm và biến mất rồi vẫn có thể tiếp tục tái phát sau một thời gian. Thông thường, viêm da cơ địa có xu hướng khởi phát hoặc nghiêm trọng hơn vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô. Sau đó dần thuyên giảm vào mùa hè, khi nhiệt độ dần tăng lên.
Theo chuyên gia, nếu không được can thiệp xử lý kịp thời và đúng cách, tổn thương da rất dễ lan rộng ra xung quanh, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý có liên quan mật thiết đến cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng bởi hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra chúng cũng khởi phát do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Cụ thể:
- Di truyền: Nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có cả bố và mẹ cùng bị viêm da cơ địa thì khả năng con cái mắc phải căn bệnh này là rất cao (80%). Trong khi đó nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn khoảng 50 – 60%.
- Môi trường sống: Môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi hoặc các dị nguyên như lông động vật, côn trùng, phấn hoa,… có thể khiến viêm da cơ địa khởi phát.
- Dị ứng hóa chất: Việc tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa,… có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, bào mòn, gây kích ứng, dẫn đến viêm da cơ địa.
- Thời tiết: Thời quá nóng, quá lạnh hoặc hanh khô, khiến da trở nên khô hơn, dễ bị kích ứng,… cũng tạo điều kiện cho viêm da cơ địa bùng phát.
- Cơ địa dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm có thể gây tình trạng kích ứng, mẩn ngứa trên da, thúc đẩy viêm da cơ địa khởi phát. Một số thực phẩm dễ gây kích ứng có thể kể đến như trứng, sữa bò, đậu phộng, hải sản,…
- Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố gây hại xâm nhập, tấn công da, gây viêm da cơ địa và các vấn đề viêm nhiễm khác trên da.
- Yếu tố cơ học: Một vài yếu tố cơ học như da bị chà xát khi mặc quần áo quá chật hoặc có chất liệu thô cứng như len, dạ,… có thể gây tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa.
Bệnh viêm da cơ địa có những triệu chứng gì?
Triệu chứng viêm da cơ địa ở mỗi người có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Tuy nhiên phần lớn người bệnh đều gặp phải các triệu chứng cơ bản sau:
- Ngứa: Đây là triệu chứng điển hình nhất của viêm da cơ địa. Các cơn ngứa có thể xuất hiện từ vừa đến dữ dội, đặc biệt nghiêm trọng hơn vào ban đêm, càng gãi càng ngứa.
- Da đỏ: Vùng da bị tổn thương sẽ có dấu hiệu tấy đỏ, sưng, nóng rát và nhạy cảm hơn bình thường.
- Xuất hiện mụn nước li ti: Vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các đám mụn nước nhỏ, dễ vỡ. Khi chúng vỡ ra sẽ chảy dịch, để lại các vết trợt, rất đau rát, khó chịu.
- Da dày sừng, bong tróc: Viêm da cơ địa khiến bề mặt da dày lên, căng cứng, khô ráp, sần sùi. Đồng thời các nốt mụn nước vỡ ra cũng khiến da bị đóng vảy, bong tróc.
- Một số triệu chứng khác: Sốt nhẹ, viêm kết mạc mắt, viêm mũi, viêm họng,…
Ngoài ra, nếu bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ, trẻ có thể có các biểu hiện như khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc, biếng ăn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, đồng thời làm giảm khả năng tập trung của trẻ, khiến kết quả học tập giảm sút.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Các triệu chứng bên ngoài do viêm da cơ địa gây ra khiến không ít người e ngại, né tránh tiếp xúc với người bệnh vì lo nguy cơ lây nhiễm. Vậy nhưng nguyên nhân gây viêm da cơ địa không phải do vi rút, nên bệnh không có khả năng lây nhiễm.
Dù không gây lây nhiễm từ người sang người nhưng tình trạng viêm nhiễm trên da có thể lan rất nhanh sang vùng da lành của người bệnh nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, viêm da cơ địa rất dễ tiến triển mạn tính, tái phát liên tục, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời chúng cũng kéo theo những biến chứng như:
- Nhiễm trùng, bội nhiễm: Những cơn ngứa dai dẳng, càng gãi càng ngứa khiến người bệnh thường xuyên gãi cào. Điều này sẽ khiến da bị trầy xước, làm tổn thương nghiêm trọng hơn, đồng thời tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập, tấn công da gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Rối loạn giấc ngủ: Những cơn ngứa thường dữ dội hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc,… Lâu dần dẫn đến rối loạn giấc ngủ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống và tinh thần của bệnh nhân.
- Để lại sẹo xấu: Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến vùng da tổn thương trở nên sần sùi, sậm màu. Đặc biệt, những vết nứt, trợt loét trên da có thể để lại các vết sẹo lồi lõm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ.
- Biến chứng do lạm dụng thuốc: Rất nhiều người bệnh viêm da cơ địa tự ý sử dụng thuốc Corticoid để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, việc sử dụng bừa bãi, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến những biến chứng như teo da, rậm lông, giãn tĩnh mạch, thậm chí là suy tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch, loãng xương,…
Bệnh viêm da cơ địa có chữa dứt điểm được không?
Như đã nói ở trên, viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính, dễ tái phát liên tục. Đặc biệt, bệnh thường có liên quan đến cơ địa dị ứng, di truyền nên việc chữa khỏi dứt điểm là điều không thể.
Theo chuyên gia, tính đến nay vẫn chưa có phương pháp chuyên biệt nào có thể điều trị tận gốc căn bệnh này. Mục đích của việc điều trị chủ yếu là chữa khỏi các triệu chứng theo từng đợt bùng phát, khôi phục hàng rào bảo vệ da, phục hồi tổn thương da và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm da cơ địa phải làm sao?
Viêm da cơ địa có nguy cơ tái phát cao, đồng thời không thể tự hết. Vì vậy khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm da cơ địa ta cần đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cải thiện bệnh viêm da cơ địa bằng cách nào?
Mặc dù là bệnh mạn tính, có nguy cơ tái phát cao, tuy nhiên ta hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh viêm da cơ địa nếu thực hiện chăm sóc đúng cách và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Tùy vào mức độ tổn thương và triệu chứng gặp phải, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa với các cách như:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh để chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Một số thuốc thường được sử dụng gồm: thuốc chống viêm, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc kháng histamine, thuốc corticoid,…
- Thoa kem dưỡng ẩm: Da bị khô sẽ làm các triệu chứng viêm da cơ địa thêm trầm trọng. Do vậy, bệnh nhân nên thoa kem dưỡng ẩm phù hợp 2 lần/ngày và tăng lên 3 lần/ngày khi thời tiết hanh khô để hạn chế tình trạng da thiếu ẩm, bong tróc, nứt nẻ… Ngoài ra, đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp xoa dịu, hỗ trợ phục hồi tổn thương da.
- Biện pháp điều trị khác: Một số biện pháp điều trị như liệu pháp ánh sáng (UVA/UVB) hoặc băng ướt cũng đem lại hiệu quả rất tích cực trong việc cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa có tính chất mạn tính nên việc điều trị thường diễn ra trong thời gian dài. Vì vậy, để kiểm soát tốt các triệu chứng, người bệnh cần hết sức kiên trì và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, ta nên tránh gãi cào da. Việc gãi cào có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng, làm tổn thương thêm nghiêm trọng.
Làm sao để hạn chế viêm da cơ địa tái phát?
Thực tế không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát 100%. Tuy nhiên ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ này với một số biện pháp như:
- Tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa. Nếu buộc phải tiếp xúc với những chất này, hãy đeo găng tay cao su và sử dụng đồ bảo hộ cần thiết.
- Không tắm nước quá nóng hoặc quá lâu: Việc tắm với nước quá nóng hoặc quá lâu có thể khiến da bị mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên, trở nên khô hơn và dễ kích ứng, khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.
- Luôn giữ da khô thoáng: Sau khi tắm, hãy nhẹ nhàng thấm khô nước trên da bằng khăn bông mềm, đồng thời lựa chọn trang phục thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, tránh da bị chà xát, kích ứng. Tuyệt đối không mặc đồ ẩm ướt.
- Bổ sung đủ độ ẩm cho da bằng cách thoa kem dưỡng ẩm phù hợp 2 lần/ngày, kết hợp uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường như khói bụi, tia UV, côn trùng,… bằng cách thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, thoa kem chống nắng và che chắn thật kỹ để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời,…
Ngoài ra, sử dụng các loại lá tắm hoặc sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện tổn thương da, ngăn ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt trong số đó phải kể đến sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo.
Với bảng thành phần nổi trội gồm các dược liệu truyền thống phương Đông và thảo dược quý từ khắp nơi trên thế giới như Nhân sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cỏ xạ hương, Cúc la mã, Nha đam, Trà xanh, Sài đất, Khổ qua, Sữa gạo, dẫn chất dầu Olive cùng các Vitamin (Vitamin E, Vitamin B5), Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo sẽ lấy đi tế bào chết một cách nhẹ nhàng, đồng thời dưỡng ẩm chuyên sâu và lâu dài cho làn da sau khi tắm. Qua đó góp phần cải thiện tình trạng mẩn ngứa, khô ráp, bong tróc da, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng, hạn chế viêm da cơ địa tái phát.
Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo, an toàn nhẹ dịu cho da
Lời kết:
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, bùng phát theo từng đợt và có nguy cơ tái phát liên tục. Để kiểm soát bệnh hiệu quả bên cạnh việc thăm khám khi có những dấu hiệu mắc bệnh, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ ta cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc da đúng cách, đảm bảo vệ sinh.