Ghẻ, còn được gọi là “scabies” – một bệnh da liễu do chấy ghẻ (sarcoptes scabiei) ký sinh. Con ghẻ đào lỗ và đẻ trứng dưới da, gây ra triệu chứng ngứa ngáy và những dấu vết nhỏ ngoằn ngoèo cực kỳ khó chịu, đặc biệt là ban đêm. Nhiều người trị ghẻ bằng cách tắm hoặc đắp các loại lá dân gian. Vậy, bạn có muốn biết bị ghẻ tắm lá gì hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây nhé!
Lá bàng non
Lá bàng non có khả năng trị ngứa ngoài da chủ yếu nhờ vào các thành phần hóa học và hoạt tính sinh học có trong nó. Lá bàng non chứa các hợp chất có khả năng làm giảm viêm nhiễm trên da. Khi da bị kích ứng hoặc bị ngứa, việc sử dụng lá bàng non có thể giúp làm dịu cảm giác khó chịu và giảm viêm đỏ.
Các nghiên cứu cho thấy rằng lá bàng non có hoạt tính kháng khuẩn, đặc biệt là đối với một số chủng nấm gây tổn thương da (Candida, Aspergillus flavus – nấm da đầu) . Việc sử dụng lá bàng non có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm ngứa ngoài da hiệu quả.
Hướng dẫn:
- Hái búp và lá bàng non rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước.
- Sau khi sôi 5 phút thì tắt bếp để nguội.
- Dùng nước ngày ngâm vùng lở loét hoặc có thể pha loãng để tắm toàn thân.
Trường hợp vùng lở loét ở những vị trí không thể ngâm được thì dùng búp bàng non giã nát, đắp lên vị trí đó mỗi ngày
Lá đào
Cây đào phân cành nhiều và có lá dài khoảng 8-15cm, rộng 2-3cm, có mũi nhọn dài và nhăn nheo. Lá đào có vị đắng và tính bình nên có tác dụng làm tan kết tụ và giảm đau, đồng thời có tác dụng lợi tiểu, chống dị ứng, chống viêm, kháng khuẩn và diệt giun.
Trị ghẻ bằng lá đào là mẹo dân gian có từ lâu đời được nhiều người áp dụng.
Hướng dẫn:
- Lấy một ít lá đào tươi.
- Rửa sạch lá đào dưới nước lạnh để loại bỏ kỳ bụi bẩn hoặc chất cặn bã.
- Giã lá đào lấy nước đắp lên vùng da bị ghẻ, hoặc đun với nước rồi ngâm vùng da ghẻ lở khoảng 20 phút.
Sài đất
Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr và thuộc họ Cúc Asteraceae. Đây là một loại thân thảo mọc hoang, bò sát trên mặt đất. Thân cây màu xanh và lá mọc đối nhau, có răng cưa nhỏ và mặt trên có lông. Hoa của cây thường màu vàng trắng hoặc vàng tươi và mọc thành từng chùm.
Cây sài đất chứa nhiều thành phần hóa học bao gồm caroten, silic, saponin, pectin, lignin, wedelolacton, norwedelic acid, dimethyl wedelolacton, tinh dầu, chất béo và muối vô cơ. Đặc biệt, nó còn chứa một loại hợp chất saponin triterpen tương tự như saponin ro trong nhân sâm.
Chính vì thế, loại thảo dược này rất phổ biến trong các bài thuốc và mẹo dân gian. Để chữa ghẻ, bạn có thể áp dụng hướng dẫn sau:
- Rửa sạch một nắm lá sài đất tươi hoặc cân 50g lá sài đất khô, sau đó để ráo.
- Đun sôi lá sài đất với 2 lít nước, khoảng 15 phút.
- Đổ nước sài đất đã đun sôi vào một chậu lớn. Đợi cho đến khi nước đã nguội tự nhiên.
- Sử dụng nước sài đất này để tắm rửa vùng da bị ngứa. Bạn nên tắm nước sài đất 4-5 lần mỗi tuần cho đến khi triệu chứng ngứa giảm đi.
Lá bạch đàn
Cây bạch đàn được sử dụng chủ yếu để lấy gỗ và ép tinh dầu. Tinh dầu của lá bạch đàn không chỉ giúp thư giãn tinh thần, mà còn có tác dụng xua đuổi côn trùng, đặc biệt khi bôi lên da có thể chống viêm, giảm đau, giảm ngứa. Nếu bạn bị ghẻ hoặc chàm, có thể nhỏ một chút tinh dầu bạch đàn vào nước tắm hoặc sử dụng lá bạch đàn tươi đun nước tắm.
Hướng dẫn:
Lấy lá bạch đàn rửa sạch, giã nát với một chút muối hạt đắp lên chỗ có ghẻ. Ngoài ra có thể nấu lá bạch đàn tươi với khoảng 3 lít nước dùng để ngâm, rửa vùng da bị ghẻ.
Kim ngân hoa
Kim Ngân Hoa, còn được gọi là Ngân Hoa, Song Hoa, Nhẫn Đông, Nhị Hoa, Mật Ngân Hoa, Kim Ngân Hoa Lộ… Nó là một loài cây mọc hoang, có thân leo nhỏ, thường mọc thành từng bụi, có lá xanh quanh năm.
Theo nghiên cứu hiện đại, kim ngân hoa chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm flavonoid, tinh dầu chứa geraniol, carvacrol, eugenol, saponin, axit chlorogenic và nhiều hoạt chất khác. Nhiều trong số đó có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, rất hữu dụng để chữa cách bệnh viêm ngứa ngoài da.
Hướng dẫn tắm lá kim ngân hoa trị ghẻ:
- Rửa sạch 1 nắm lá kim ngân hoa tươi, thêm vài quả ké đầu ngựa khô đã bỏ gai.
- Cho vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước.
- Sau khi sôi 5 – 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước, bỏ bã.
- Đợi khi nước nguội bớt thì dùng để tắm hoặc rửa vùng bị viêm ngứa.
Lá cây đơn đỏ
Cây đơn đỏ thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), là một loài cây nhỏ cao từ 0,5 – 1m. Cây có thân màu đỏ tía và lá đơn mặt trên màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu đỏ tía. Đơn lá đỏ phổ biến ở nhiều địa phương trong nước Việt Nam như Thái Bình, Hải Dương, Tuyên Quang và nhiều nơi khác.
Đơn lá đỏ được sử dụng trong y học cổ truyền có các tác dụng chữa bệnh như thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, và hoạt lạc. Nó có tác dụng làm dịu và giảm viêm nhiễm da nên thường được sử dụng để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa. Bạn có thể sắc lá đơn đỏ để tắm hoặc áp dụng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Uống nước sắc lá đơn đỏ cũng giảm ngứa mề đay hiệu quả.
Cách thực hiện:
Dùng một nắm lá đơn đỏ rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát. Đun sôi với 3 lít nước khoảng 10 phút thì tắt bếp. Để nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm vùng da bị ghẻ hoặc tắm toàn thân.
Cỏ sữa
Cây cỏ sữa (Euphorbia thymifolia L. và thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae) là vị thuốc ven đường ít ai biết tới. Khi tách chiết thành phần của cây cỏ sữa, người ta thu được rất nhiều hợp chất giá trị chữa bệnh:
- Trong cây cỏ sữa lá nhỏ, có chứa alkaloid, cosmosiin, taraxerol và tirucallol.
- Trong cây cỏ sữa lá lớn, có chứa axit galic, chất nhựa, taraxerol, b-sitosterol, jambulol, axit melissic, tinh dầu, alkaloid, quexetin, xanthorhamnin, friedelin, myrixylalcohol, và hentriacontan.
Những thành phần này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm ngứa hiệu quả. Do đó, có thể dùng lá cỏ sữa để chứa các chứng ngứa liên quan tới chàm, viêm da cơ địa, ghể, mụn nhọt hoặc đơn giản là mẩn ngứa do côn trùng đốt.
Hướng dẫn cách tắm lá cỏ sữa trị ngứa:
Lấy lá cỏ sữa tươi rửa sạch, sau đó giã nát xoa vào chỗ bị ghẻ, lở loét, mụn nhọt. Có thể nấu với nước rồi chờ khi còn ấm, ngâm vùng da bị ghẻ.
Lá cúc tần
Cây cúc tần, còn được gọi là cây từ bi, nan luật, cây lức hay lức ấn, là một loài cây bụi thuộc họ Cúc và có tên khoa học là Pluchea indica. Lá cúc tần hình trứng, màu xanh nhạt tươi sáng, có răng cưa ở mép lá và tỏa mùi thơm khi vò nát.
Theo y học hiện đại cho biết cúc tần có khả năng chống nọc độc của rắn Vipera russelli, giảm biến chứng xuất huyết và nguy cơ tử vong. Các thành phần trong loại cây này có tác dụng kháng khuẩn và có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh. Chính vì thế, dân gian thường sử dụng lá cúc tần để trị ghẻ lở, rôm sảy, ngứa ngoài da.
Hướng dẫn:
- Chuẩn bị 1 nắm lá cúc tần bánh tẻ.
- Rửa sạch lá rồi ngâm trong nước muối chừng 15 phút rồi vớt ra.
- Cho lá cúc tần vào nồi, thêm 2 lít nước sạch, đun cho đến khi nước sôi già chuyển màu vàng là được.
- Chắt nước lá vào chậu (bỏ bã), pha thêm nước sạch để giảm nhiệt độ nước tắm.
- Dùng nước này để tắm rửa ngoài da.
Lá muồng trâu
Theo y học cổ truyền, cây muồng trâu có vị đắng, tính mát, mùi hắc nhẹ, tất cả các phần của cây đều được sử dụng để chế biến thành thuốc. Đối với các vấn đề da liễu, muồng trâu được ứng dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như chàm, hắc lào, ghẻ lở, vàng da.
Phân tích hiện đại cho thấy hạt của cây muồng trâu chứa tới 15% protein, cùng với khoáng chất như Magiê (Mg), Mangan (Mn), Canxi (Ca), Natri (Na). Các phần khác của cây như lá và quả chứa các dẫn xuất anthraquinon, trong khi rễ cây chứa sitosterol, là một dẫn xuất steroid thường xuất hiện trong sản phẩm điều trị các bệnh ngoài da. Bạn có thể đun nước lá muồng trâu để tắm rửa giúp làm dịu, giảm viêm ngứa do ghẻ gây nên.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng 200g lá muồng trâu tươi, rửa sạch.
- Đem đun sôi với 2 lít nước, có thể cho thêm chút muối và một ít nước cốt chanh để tăng tính sát khuẩn.
- Sau khi nước sôi thì gạn bỏ bã, chờ nguội, dùng nước này để rửa chỗ có ghẻ, hắc lào.
Lá xoan trắng
Xoan trắng (sầu đâu, soan Ấn Độ) là một trong những vị thuốc hữu dụng trong dân gian tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ.
Lá của cây xoan trắng mang một hương thơm đặc trưng, nhờ chứa một lượng lớn tinh dầu. Chúng chứa các hợp chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn ngừng nhiễm khuẩn và cải thiện tình trạng nhiễm trùng. Tinh dầu có trong lá của loại cây này có tính năng chống nấm, giúp kiểm soát sự phát triển của các loại nấm gây bệnh. Do đó, mọi người thường lấy lá xoan để tắm trị ngứa, ghẻ lở.
Hướng dẫn:
- Lấy chừng 20 lá xoan, rửa sạch, đun sôi cùng lượng nước vừa phải để tắm.
- Có thể pha thêm nước lạnh để giảm nhiệt độ, giúp tắm thoải mái hơn.
- Bên cạnh đó, người ta còn giã nhuyễn lá xoan trộn với dầu mù tạt, tinh bột nghệ để đắp trực tiếp lên vùng da viêm nhiễm, mẩn ngứa.
Lá cây ba chạc
Cây ba chạc là loại cây thân gỗ phổ biến ở các vùng núi Tây Bắc nước ta. Người ta thường dùng lá cây ba chạc tươi làm thuốc, đối với thân thì thái phơi khô. Trong Đông y, cây ba chạc được biết đến với nhiều tác dụng nổi bật, bao gồm khả năng giải độc, làm mát cơ thể, giảm đau, điều trị ngứa và mẩn đỏ.
Để trị ghẻ bằng lá ba chạc, bạn có thể làm như sau:
- Lấy 100g lá ba chạc tươi, rửa sạch.
- Đun sôi lá cùng 3 – 4 lít nước trong khoảng 30 phút.
- Tắt bếp và chờ tới khi nước chỉ còn ấm.
- Lấy nước này để tắm, dùng phần bã lá chà sát vào vùng da ghẻ ngứa.
Lá tướng quân
Cây đại tướng quân (tên gọi khác: cây khôi tía, cây khôi nhung) là một loại cây thân gỗ to cao, hoa có màu hồng mọc thành từng cụm. Phiến lá đơn tướng quân thường dài (20 đến 30cm), chiều rộng khoảng 8 đến 12cm, có gốc lá tròn và đầu tù, hơi nhọn, gần như không có cuống.
Cây đại tướng quân có nhiều công dụng trong y học cổ truyền và hiện đại, đặc biệt là với các bệnh ngoài da, điều trị ghẻ, mụn nhọt, rắn cắn:
Hướng dẫn:
- Hái một nắm lá đơn tướng quân, rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Nấu chung với 3 lít nước, sau khi sôi 5 phút thì tắt bếp.
- Pha chung với nước mát và bắt đầu tắm rửa.
Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo – làm dịu da, phòng ngừa viêm ngứa hiệu quả
Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo được các chuyên gia da liễu đánh giá cao về độ an toàn và khả năng chăm sóc da, thích hợp với cả những làn da nhạy cảm, đang bị mụn nhọt, rôm sảy, ghẻ ngứa.
- Sự kết hợp các thành phần Trà xanh, Sữa gạo giúp làm sạch, nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết trên da.
- Cỏ xạ hương, Kim ngân hoa , Cúc la mã, Sài đất góp phần kháng khuẩn, giảm mẩn ngứa và mụn trứng cá trên da.
- Nha đam, Khổ qua, dẫn chất dầu Olive, cùng các Vitamin (Vitamin E, Vitamin B5) tăng cường cấp ẩm, giữ ẩm lâu dài cho da mà không gây cảm giác nhờn dính
- Các dược liệu khác như Nhân sâm, Đương quy có tác dụng nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp tự nhiên, căng tràn sức sống.
Thay vì kì công nấu nước lá tắm chúng ta có thể sử dụng Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo hàng ngày để giảm tình trạng viêm ngứa do ghẻ gây ra.
Hướng dẫn sử dụng:
Làm ướt cơ thể, dùng một lượng vừa đủ Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo thoa lên da, có thể dùng bông tắm nhưng phải thật nhẹ nhàng. Đặc biệt không chà sát vùng da đang bị tổn thương. Sau đó tắm sạch lại với nước và thấm khô da.
Sau đó bôi thuốc đặc trị ghẻ. Trong quá trình sinh hoạt, bạn chú ý không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm chéo.
Link tham khảo sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo và đặt mua online TẠI ĐÂY.