Viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) là một bệnh lý da phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Bị viêm lỗ chân lông thường không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe nhưng có thể gây khó chịu, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến ngoại hình. Bài viết này sẽ đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chăm sóc da bị viêm lỗ chân lông hiệu quả.
Viêm lỗ chân lông là gì?
Cấu tạo của lỗ chân lông gồm có nang lông và tuyến bã nhờn. Viêm lỗ chân lông là tình trạng nhiễm trùng nang lông thường xảy ra ở nhiều nang lông.
Viêm lỗ chân lông có thể gặp phải ở nhiều vùng da trên cơ thể như da đầu, mặt, nách, da chân, tay, vùng mu… và kéo dài dai dẳng gây phiền toái cho người bệnh.
Nguyên nhân bị viêm lỗ chân lông?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lỗ chân lông thường không rõ ràng, tác nhân chính gây ra viêm đó là tụ cầu vàng hoặc một số loại vi khuẩn, vi nấm. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm lỗ chân lông là:
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn có nhiều người bị viêm lỗ chân lông thì nguy cơ bị bệnh lý này cao hơn bình thường. Tuyến bã nhờn tăng tiết: Quá nhiều bã nhờn tích tụ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm sinh sôi. Một số người có cơ địa da dầu hoặc do rối loạn nội tiết tố khiến cho tuyến dầu hoạt động bất thường có thể dẫn đến nguy cơ viêm nang lông.
Tẩy lông, nhổ hoặc cạo lông sai cách
Việc dùng các sản phẩm tẩy lông vô tội vạ, wax lông sai kỹ thuật, cạo lông khi chưa tẩy tế bào chết, nhổ lông thường xuyên… sẽ gây viêm lỗ chân lông dai dẳng, kéo dài.
Vệ sinh da kém sạch sẽ
Hằng ngày, làn da chúng ta tiếp xúc với môi trường với đủ loại bụi bẩn, vi khuẩn, cộng với dầu nhờn và tế bào chết trên da tích tụ lại. Nếu không vệ sinh da sạch sẽ, các chất tích tụ này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra viêm.
Mặc quần áo bó sát
Thời tiết nóng nực, tập luyện thể thao hoặc hoạt động mạnh cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi. Khi đó mặc quần áo quá chật, bó sát sẽ gây tình trạng ẩm ướt và ma sát, tăng nguy cơ viêm lỗ chân lông.
Sản phẩm dưỡng ẩm không phù hợp
Một số sản phẩm dưỡng ẩm chứa nhiều dầu gây nhờn rít, bết dính và tắc nghẽn lỗ chân lông.
Tác dụng phụ của thuốc Tây
Một số thuốc như corticosteroid, thuốc kháng sinh dùng lâu ngày có thể gây ra tác dụng phụ là các bệnh lý trên da bao gồm cả viêm lỗ chân lông.
Triệu chứng viêm lỗ chân lông
- Xuất hiện mụn mủ nông và viêm đỏ quanh chân lông, một số dạng viêm nang lông biểu hiện nốt đen ở chân lông.
- Cảm giác ngứa ngáy, kích ứng da.
- Các sợi lông ở lỗ chân lông bị viêm thường dễ bị rụng.
- Da sần sùi như nổi da gà ở một số vùng da bị bệnh như cằm, nách…
Chẩn đoán viêm lỗ chân lông
Viêm lỗ chân lông có biểu hiện bề ngoài dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý về da khác như mụn trứng cá, dày sừng nang lông, mụn rộp sinh dục… Vì thế, khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm lỗ chân lông, chúng ta nên đi khám da liễu để xác định bệnh cũng như có phương án điều trị.
Để chẩn đoán viêm lỗ chân lông, bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi lấy thông tin về tình trạng bệnh hiện tại, về tiền sử triệu chứng. Bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu xét nghiệm để xác định các loại vi khuẩn, nấm gây ra bệnh.
Phân biệt viêm lỗ chân lông nhẹ với các tình trạng da liễu khác
Để nhận biết viêm lỗ chân lông nhẹ, bạn có thể tự quan sát da của mình hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Bạn cũng nên phân biệt viêm lỗ chân lông nhẹ với các bệnh lý da khác có triệu chứng tương tự, như:
Dày sừng nang lông là bệnh xảy ra do rối loạn sừng hóa trên bề mặt da. Trong đó, các nút sừng lấp đầy lỗ của nang lông tạo ra các sần nhỏ có màu đỏ, màu đen, màu da hoặc màu nâu. Dày sừng nang lông có thể gây ra cảm giác da khô và thô ráp như giấy nhám, nhưng không gây ngứa, đau hoặc viêm. Dày sừng nang lông không có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể cải thiện bằng các biện pháp điều trị triệu chứng.
Nấm da là một bệnh lý da do nhiễm nấm gây ra. Nấm da thường có các đốm da sần sùi, vảy, khô, ngứa, có màu đỏ, hồng, trắng. Nấm da có nhiều loại, tùy theo loại nấm gây bệnh và vị trí bị bệnh, chẳng hạn như nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da chân, nấm da đùi, nấm móng tay…
Viêm da tiết bã là một bệnh lý da do sự tăng tiết bã nhờn, kết hợp với nhiễm nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm da tiết bã thường có các vảy da mỏng, bóng, dính, có màu vàng hoặc trắng, xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn, như da đầu, mặt, ngực, lưng…
Viêm da dị ứng là một bệnh lý da do sự phản ứng quá mẫn của cơ thể với một chất gây dị ứng nào đó. Viêm da dị ứng thường có các đốm da sưng, đỏ, ngứa, có thể có mủ hoặc nước, xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với chất gây dị ứng, như mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm, bụi, phấn hoa…
Các phương pháp điều trị khi bị viêm lỗ chân lông
Bệnh lý viêm lỗ chân lông dạng nhẹ có thể tự khỏi trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm lỗ chân lông và kéo dài vài tuần, thậm chí hàng tháng, các vết mụn chuyển màu đen ẩn vào da thì nên can thiệp điều trị sớm.
Điều trị bằng thuốc
Sau khi đi khám da liễu và khẳng định bị viêm lỗ chân lông, bạn có thể được kê toa các thuốc điều trị sau đây:
Thuốc sát khuẩn
Thuốc sát khuẩn giúp bước đầu loại bỏ bớt vi khuẩn, nấm, vi rút… làm sạch lỗ chân lông và ức chế sự phát triển của các tác nhân đó. Thuốc sát khuẩn thường ở dạng dung dịch với các loại như Chlorhexidine, Povidone iod,…
Thuốc bôi Benzoyl peroxide
Tác dụng của Benzoyl peroxide có hoạt tính oxy hóa giúp ức chế vi khuẩn, nấm phát triển giúp làm giảm triệu chứng viêm, ngứa và nhanh chóng chấm dứt viêm nang lông lây lan.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống giúp tiêu diệt vi khuẩn, rút ngắn quá trình điều trị và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh viêm nang lông. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bởi dùng thuốc kháng sinh không đúng liệu trình và liều lượng có thể dẫn đến nhờn thuốc, tái phát bệnh. Thuốc kháng sinh thường dùng trị viêm da gồm có Clindamycin, Erythromycin, Neomycin dạng bôi hoặc Ciprofloxacin, Metronidazol, Cephalosporin, Amoxicillin… dùng đường uống.
Chiếu tia laser trị viêm chân lông
Sử dụng tia laser có bước sóng cao tác động vào nang lông tiêu diệt các tổ chức viêm, tái tạo da giúp các tổn thương mau lành. Ưu điểm của biện pháp này là xử lý viêm lỗ chân lông nhanh gọn, hạn chế tái phát trở lại.
Một số phương pháp điều trị tại nhà
Đối với các trường hợp viêm lỗ chân lông nhẹ, chúng ta có thể dùng đến các biện pháp điều trị sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, bao gồm:
Trị viêm nang lông bằng nha đam
Với khả năng chống viêm, kháng sinh, sát khuẩn, gel nha đam sử dụng điều trị viêm lỗ chân lông, giúp loại bỏ tác nhân gây viêm. Đồng thời dùng gel nha đam lên da để tăng cường dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương do viêm.
Cách làm: Cạo lấy gel từ ruột của nha đam tươi. Sau khi tắm sạch, dùng gel nha đam thoa đều lên vùng da bị viêm nang lông. Sau khoảng 15-20 phút, dùng nước ấm loại bỏ lớp gel này, làm sạch da. Thực hiện 2-3 lần/tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm nang lông cải thiện đáng kể.
Trị viêm lỗ chân lông bằng cám gạo và sữa tươi
Bột cám gạo và sữa tươi giúp đánh bật tế bào chết, lấy đi bụi bẩn, bã nhờn tích tụ ở lỗ chân lông giúp giảm viêm, mụn. Vitamin B và E trong cám gạo cũng có tác dụng chống viêm đồng thời trị thâm, làm sáng da.
Cách làm: Dùng một lượng bột cám gạo vừa đủ cho vùng da bị viêm trộn với sữa tươi không đường tạo một hỗn hợp dạng sệt. Thoa hỗn hợp lên da bị viêm và massage thật nhẹ nhàng. Tắm lại với nước ấm và thoa sản phẩm dưỡng ẩm da.
Nghệ:
Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương và làm sáng da.
Hướng dẫn:
- Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ, trộn với nước chanh, để tạo thành một hỗn hợp.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị viêm lỗ chân lông nhẹ, để yên trong 15-20 phút, rồi rửa sạch với nước ấm.
- Thực hiện 3-4 lần/ tuần.
Điều trị viêm chân lông bằng các phương pháp kể trên có ưu điểm là an toàn, ít khả năng gây kích ứng da cũng như tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc chữa trị với các phương pháp trên thường tốn kém nhiều thời gian, tác dụng phát huy chậm. Để tiện lợi hơn, chúng ta có thể sử dụng Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo giàu thành phần ngừa viêm da, hỗ trợ hiệu quả chữa trị viêm nang lông.
Sữa tắm Ngọc Thảo với công thức công thức kết hợp các dược liệu truyền thống cùng các thảo dược quý từ khắp nơi trên thế giới như: Nhân sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cỏ xạ hương, Cúc la mã, Nha đam, Trà xanh, Sài đất, Khổ qua, Sữa gạo, dẫn chất dầu Olive và các Vitamin (Vitamin E, Vitamin B5).
Sự kết hợp của các thành phần này giúp kháng khuẩn, chống viêm da, giảm mẩn ngứa thích hợp cho làn da đang gặp phải các vấn đề: viêm mụn, rôm sảy, mẩn ngứa, đỏ rát, khô sần.
Bên cạnh đó là công dụng làm sạch dịu nhẹ, tẩy da chết, dưỡng ẩm chuyên sâu lâu dài mà không gây nhờn rít và khôi phục vẻ đẹp tự nhiên, căng tràn sức sống cho làn da.
Sử dụng Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo mỗi ngày kết hợp massage nhẹ nhàng không chỉ đẩy lùi viêm nang lông mà còn thúc đẩy lưu thông máu dưới da cho làn da hồng hào, khỏe mạnh.
Xem thêm: Thông tin chi tiết và đặt mua sản phẩm TẠI ĐÂY
Những lưu ý để phòng ngừa viêm lỗ chân lông
- Luôn vệ sinh da, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày với sữa tắm dược liệu.
- Tẩy tế bào chết thường xuyên 2 lần/tuần và dưỡng ẩm kỹ ngay sau đó.
- Trước khi cạo lông, cạo râu cần làm sạch da kỹ lưỡng và vệ sinh dao cạo, có thể sử dụng dầu dưỡng hoặc bọt cạo râu trước khi thực hiện.
- Lựa chọn quần áo có độ rộng thoải mái, hạn chế đồ bó sát, trật trội.
- Uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng cho da với các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, D và kẽm.
Tích cực điều trị cũng như phòng ngừa viêm lỗ chân lông với các hướng dẫn nêu trên giúp bạn có được làn da khỏe mạnh, không tì vết. Bạn sẽ không còn phải bận tâm về những nốt viêm lỗ chân lông xấu xí khiến bạn mất tự tin nữa. Vì thế, hãy tham khảo áp dụng ngay nhé!