Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là hiện tượng bình thường, hay gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vậy nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé!
Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì?
Thông thường tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có thể xuất hiện ở những người có cơ địa da nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như mỹ phẩm, bụi vải, lông động vật, phấn hoa,… Ngoài ra khi thời tiết nắng nóng, cơ thể bị nóng trong, mồ hôi ra nhiều cũng gây ra tình trạng này.
Tuy nhiên chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
Giãn mạch máu (giãn mao mạch)
Giãn mạch máu là tình trạng các mạch máu giãn ra theo hình như mạng nhện li ti ở dưới da. Chúng có thể xuất hiện kèm theo những nốt đỏ li ti. Nếu dùng tay ấn vào, các nốt này có thể biến mất và quay trở lại ngay khi ta bỏ tay ra.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây giãn mao mạch, ví dụ như: di truyền, lạm dụng mỹ phẩm chứa corticoid, rối loạn nội tiết tố, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thói quen sử dụng chất kích thích,… Tình trạng này có thể tại bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp nhất là các vùng da dễ bị tổn thương như chân, đùi, má, mũi,… Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển ngày càng nặng, khiến mạch máu bị phình giãn nghiêm trọng.
Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là tình trạng thường gặp khi cơ thể phản ứng với một số loại thuốc như thuốc như: thuốc kháng sinh (penicillin, sulfa), thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh (phenytoin, dilantin,…), thuốc trị bệnh gout (allopurinol),…
Tình trạng này sẽ gây ra những nốt phát ban, xuất huyết dưới da và không ngứa. Chúng có thể xuất hiện ở chân, mông, thậm chí là toàn thân. Một số trường hợp người bệnh còn bị nổi mụn nước, mề đay, trường hợp nặng có thể bị phù da. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau khớp, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là sưng hạch bạch huyết, sốt nhẹ,…
Da nổi mẩn đỏ không ngứa do nhiễm virus siêu vi
Nhiễm virus siêu vi cũng có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Khi cơ thể bị nhiễm virus, bệnh nhân sẽ bị sốt cao, kèm theo cảm giác mệt mỏi, đồng thời khi dần hạ sốt, những nốt mẩn đỏ trên da có thể xuất hiện.
Với các trường hợp này, khi dùng tay ấn vào các nốt đỏ và khi buông ra thì các nốt này đều không biến mất. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi thông thường chúng sẽ tự biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày.
Sốt xuất huyết
Hiện tượng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa cũng là một trong những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Chúng xảy ra khi hồng cầu trong mạch máu thoát ra ngoài, tràn ra các khu vực khác, gây phát ban. Thực tế, những nốt phát ban này không nguy hiểm và chúng sẽ biến mất sau vài ngày.
Bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tấn công các tế bào lành trong cơ thể. Không chỉ gây ra các nốt ban đỏ trên da, bệnh còn có thể gây sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới,…
Đặc biệt, bệnh cũng gây hại đến các cơ quan khác trong cơ thể như thận, tim, phổi,… Trường hợp nghiêm trọng, lupus ban đỏ có thể làm tổn thương hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,… khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.
Bệnh zona
Bệnh zona thường khởi phát do virus, chúng khiến da bị nổi mẩn đỏ, kèm theo cảm giác rát và không ngứa. Các nốt ban đỏ này có thể nhanh chóng lan ra các vùng da khác trên cơ thể, có thể kèm theo các nốt mụn nước. Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, zona có thể gây nhiễm trùng, viêm da, viêm phổi và làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh,…
Bệnh lang ben
Bệnh lang ben khởi phát do nấm và rất thường gặp. Khi nấm gây bệnh xâm nhập vào da, chúng sẽ phát triển, làm thay đổi các sắc tố dưới da thành màu đỏ, gây ra các nốt mẩn đỏ không ngứa.
Nổi mẩn đỏ không ngứa do hăm da
Những vùng da nhiều nếp gấp như nách, bẹn, bộ phận sinh dục, mặt sau của đầu gối,… rất dễ bị hăm, làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa, kèm theo cảm giác đau rát, rất khó chịu khi chạm vào.
Nguyên nhân gây bệnh là do sự tấn công của vi khuẩn hoặc nấm. Chúng hình thành do ma sát (da ma sát nhiều lên nhau khi vận động hoặc ma sát với quần áo), mồ hôi và tiếp xúc với các chất thải như phân, nước tiểu (thường gây hăm ở bẹn và bộ phận sinh dục),… Bệnh xuất hiện nhiều ở người có làn da nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu và đặc biệt là những người bị béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường.
U máu
U máu hình thành do quá trình tăng sinh mạch máu quá mức. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể nhận thấy trên da có các nốt đỏ, có thể hơi ngả xanh hoặc tím. Các nốt này thường nổi lên so với bề mặt da, tập trung nhiều nhất ở vùng ngực, cổ, lưng và phía sau tai,… Nếu không được can thiệp điều trị đúng, các khối u có thể phát triển to hơn, vỡ ra, gây chảy máu, lở loét, chèn ép nội tạng,…
Ung thư da
Ung thư da được xem là tình trạng tổn thương da nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, thậm chí có thể gây tử vong. Các triệu chứng bệnh phổ biến như nổi mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay,… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, chúng sẽ không biến mất theo thời gian mà có xu hướng trở nên ngày càng tồi tệ.
Nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm không?
Để biết tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm hay không ta cần phải biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Theo chuyên gia, nếu nổi mẩn đỏ được xác định do các nguyên nhân như nhiệt sinh, dị ứng, mề đay thông thường,… thì không có gì đáng ngại và hoàn toàn có khả năng khắc phục. Tuy nhiên, các nốt mẩn đỏ này cũng có thể trở nặng và làm xuất hiện phản ứng viêm, khiến da bị tổn thương sâu và tăng nguy cơ hình thành sẹo xấu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ.
Ngoài ra, nếu nổi mẩn đỏ không ngứa xuất hiện do các bệnh lý như viêm mao mạch dị ứng, ung thư da thì bạn cần hết sức cẩn trọng bởi những căn bệnh này rất nguy hiểm. Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không ngứa, từ đó áp dụng biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Các nốt mẩn đỏ trên da tồn tại trên 2 ngày, không biến mất
- Xuất hiện kèm theo các vết mụn nước
- Da có các biểu hiện viêm
- Có các triệu chứng kèm theo như khó thở, đau bụng, buồn nôn,…
Trị nổi mẩn đỏ không ngứa bằng cách nào?
Trong trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa do bệnh lý, ta cần điều trị các bệnh lý này thì chúng sẽ biến mất. Ngoài ra, nếu nổi mẩn đỏ do dị ứng, mề đay thông thường bạn có thể tham khảo các phương pháp cải thiện như:
- Chườm lạnh: Ta có thể sử dụng khăn mềm, bọc đá lạnh và chườm vào vùng da bị nổi mẩn, điều này sẽ giúp hỗ trợ làm giảm viêm, cải thiện các nốt mẩn đỏ.
- Sử dụng gel nha đam: Gel nha đam chứa rất nhiều nước, vitamin và khoáng chất, có khả năng làm dịu da và giảm viêm, từ đó cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ không ngứa. Hãy làm sạch vùng da bị nổi mẩn, thoa gel nha đam lên trên 3 – 4 lần/ngày để nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả.
- Tắm nước lá trà xanh: Sử dụng lá trà xanh đun nước tắm cũng là cách giúp cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa hiệu quả. Trong trà xanh có chứa một lượng dồi dào catechin và flavonoid, giúp làm giảm nhanh cảm giác nóng rát, khó chịu trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đồng thời chúng cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ và phục hồi các tổn thương.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng da: Để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng, ta nên tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm,…
Bên cạnh những gợi ý trên, việc vệ sinh da cũng chiếm vai trò hết sức quan trọng giúp ta mau chóng lấy lại làn da khỏe mạnh, hồng hào. Để tăng cường khả năng bảo vệ da, hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại sữa tắm có nguồn gốc dược liệu lành tính như sữa tắm Ngọc Thảo.
Với thành phần chiết xuất từ 13 dược liệu quý và các thảo dược, vitamin như Nhân sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cỏ xạ hương, Cúc la mã, Nha đam, Trà xanh, Sài đất, Khổ qua, Sữa gạo, dẫn chất dầu Olive cùng các Vitamin (Vitamin E, Vitamin B5), Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính phù hợp với mọi loại da. Đặc biệt là những làn da nhạy cảm, đang gặp các vấn đề về mụn trứng cá, rôm sảy, nổi mẩn đỏ, ngứa, đỏ rát, khô sần, thiếu nước…
- Trà xanh, Sữa gạo: làm sạch da, nhẹ nhàng lấy đi các tế bào chết, cho làn da mịn màng hơn
- Nha đam, Khổ qua, dẫn chất dầu Olive, Vitamin E, Vitamin B5: Dưỡng ẩm chuyên sâu, không gây nhờn dính da và lưu ẩm lâu sau khi tắm
- Nhân sâm, Đương quy: Tăng khả năng nuôi dưỡng da khỏe đẹp tự nhiên, hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da.
- Kim ngân hoa, Cỏ xạ hương, Cúc la mã, Trà xanh, Sài đất: kháng khuẩn, giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy, ngăn ngừa mụn trứng cá.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa trên da. Để được tư vấn miễn phí cùng sữa tắm Ngọc Thảo, vui lòng gọi điện đến tổng đài XX để được hỗ trợ nhanh nhất.