Nổi mề đay ngứa là bệnh da liễu thường gặp, chúng không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà những nốt mề đay cũng gây những ảnh hưởng nhất định tới thẩm mỹ. Vậy nổi mề đay ngứa là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cải thiện bằng cách nào?
Nổi mề đay ngứa là gì?
Nổi mề đay ngứa hay còn gọi là mày đay, là tình trạng trên da có các nốt sần với kích thước khác nhau, kèm theo phát ban và cảm giác ngứa ngáy, có thể xuất hiện mụn nước hoặc không. Các nốt sần này thường có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, thậm chí chúng có thể nổi thành mảng với đường kính hơn 10cm.
Mề đay có thể nổi ở một số vùng da nhất định như mặt, lưng, ngực, tay, chân hoặc toàn thân. Đây là bệnh da liễu phổ biến, được chia thành 2 dạng chính:
- Mề đay cấp tính: Bệnh khởi phát đột ngột, các triệu chứng thường biến mất trước 6 tuần.
- Mề đay mạn tính: Bệnh kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát, tổn thương da kéo dài trên 6 tuần.
Nguyên nhân gây nổi mề đay ngứa
Theo chuyên gia, bệnh có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố môi trường và bên trong cơ thể. Điển hình như:
- Di truyền: Theo phân tích, những người có ông bà hoặc bố mẹ bị mề đay sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
- Yếu tố môi trường: Thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ô nhiễm, khói bụi, lông động vật, phấn hoa,… có thể khiến da bị kích ứng, nổi mề đay.
- Dị ứng xà phòng, hóa chất, mỹ phẩm: Một số loại chất tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát, kem dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm có thể chứa thành phần không phù hợp, khiến da bị tổn thương, ngứa ngáy và nổi mề đay.
- Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm chứa nhiều protein như hải sản, đậu phộng, da gà, trứng,… có khả năng kích thích sản sinh histamine nên rất dễ gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến ngứa ngáy, phát ban và nổi mề đay.
- Tiếp xúc với côn trùng: Một số loại côn trùng có chứa chất độc sẽ khiến làn da của ta bị kích ứng, nổi mề đay khi tiếp xúc phải.
- Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng: Một số loại vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng (bọ chó, bọ chét, sán,…) khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây nổi mề đay.
- Bệnh lý tự miễn: Những người mắc các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn hay cryoglobulinemia…thường có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn so với người khác.
Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Mặc dù hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ bị phù mao mạch với các biểu hiện sưng phù mặt, mí mắt, môi, lưỡi,… Trường hợp nghiêm trọng bệnh có thể gây sưng họng, dẫn tới bít tắc đường thở, tăng nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh gây ra như ngứa, nóng rát,… cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất ăn – mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Hơn nữa, các trường hợp chủ quan, không điều trị, bệnh rất dễ tiến triển thành mạn tính, làm tăng nguy cơ kéo theo các hệ lụy như chàm hóa, tăng sắc tố da, thậm chí gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp và tiêu hóa với các biểu hiện như khó thở, đau nhức cơ, nôn mửa, tiêu chảy,…
Do vậy, nếu gặp phải tình trạng nổi mề đay kéo dài, khó chịu gia tăng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đặc biệt, với các trường hợp nổi mề đay ngứa xuất hiện kèm các biểu hiện dưới đây người bệnh cần đi khám ngay lập tức:
- Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn
- Có biểu hiện phù niêm mạc ở vùng miệng, lưỡi, cổ họng
- Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi
- Khó thở, rối loạn nhịp tim
- Ngất xỉu.
Trị nổi mề đay ngứa bằng cách nào?
Tùy tình trạng nổi mề đay cụ thể, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện khác nhau. Ví dụ như:
Áp dụng mẹo dân gian
Với trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian như:
Tắm lá trà xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành phần trong lá trà xanh như EGCG, catechin, quercetin,… rất hữu ích trong việc làm giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy và đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương da. Hơn nữa các hoạt chất trong loại lá này còn giúp bảo vệ cấu trúc da khỏi sự tấn công của các yếu tố gây hại, đem lại làn da khỏe mạnh hơn.
Ta có thể sử dụng lá trà xanh đun nước tắm để làm giảm các triệu chứng mề đay tại nhà như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch, để ráo nước
- Đun sôi 2.5 – 3 lít nước rồi cho lá trà vào, đun thêm khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp, ủ thêm khoảng 10 phút
- Chắt nước lá trà xanh ra thau sạch, pha thêm nước mát và 2 -3 thìa cà phê muối, dùng tắm khi nước còn ấm.
Trị mề đay ngứa bằng nha đam
Lá nha đam chứa rất nhiều nước và các vitamin, khoáng chất. Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn, thức uống, lá nha đam còn rất được yêu thích với công dụng dưỡng da. Các thành phần trong lá nha đam sẽ giúp bổ sung độ ẩm cho da, hỗ trợ giảm viêm, làm dịu kích ứng, đồng thời thúc đẩy tái tạo hàng rào bảo vệ da, từ đó cải thiện các triệu chứng do mề đay gây ra.
Cách trị nổi mề đay ngứa tại nhà với nha đam:
- Rửa sạch 1 nhánh lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh, sau đó rửa sạch nhựa mủ
- Dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam trong suốt, thoa trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay
- Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào da
- Giữ nguyên khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Sử dụng thuốc
Trường hợp nổi mề đay bị ngứa ngáy nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ, cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc,… người bệnh có thể cải thiện bằng cách sử dụng các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc có thể được sử dụng gồm:
- Thuốc kháng Histamin H1: Chlopheniramin, loratadine… giúp giảm các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy trên da.
- Thuốc Glucocorticoid: Prednisone, methylprednisolone,… có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
- Thuốc Corticoid bôi ngoài da: Eumovate, hydrocortisone,… giúp giảm viêm, giảm ngứa tại chỗ.
Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng, đặc biệt là các thuốc chữa corticoid. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc bởi chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác.
Chăm sóc da đúng cách
Chăm sóc da đúng cách là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để có làn da khỏe mạnh, phục hồi nhanh hơn.
Làm sạch da bằng sữa tắm dược liệu
Làm sạch da là bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da. Chúng sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, bã nhờn và các yếu tố dị nguyên bám trên da như bụi bẩn, lông động vật, bụi vải,… Tuy nhiên nếu chỉ tắm bằng nước thông thường da sẽ không được làm sạch hiệu quả, trong khi đó nếu sử dụng sữa tắm không phù hợp, chứa xà phòng, hóa chất sẽ khiến da dễ kích ứng, tổn thương, làm tình trạng nổi mề đay thêm nghiêm trọng.
Để da được làm sạch một cách tối ưu mà vẫn đảm bảo an toàn, dịu nhẹ, bạn nên ưu tiên chọn các loại sữa tắm có thương hiệu uy tín, chứa các thành phần dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da như Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa dược liệu truyền thống phương Đông cùng các thảo dược quý từ khắp nơi trên thế giới Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo sẽ giúp bạn mau chóng lấy lại làn da khỏe mạnh, hồng hào hơn. Cụ thể:
- Trà xanh, Sữa gạo giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết, đem lại làn da tươi sáng, mịn màng.
- Nha đam, dẫn chất dầu Olive, cùng các Vitamin (Vitamin E, Vitamin B5) giúp dưỡng ẩm chuyên sâu, không gây nhờn dính da và lưu ẩm lâu sau khi tắm
- Nhân sâm, Đương quy giữ làn da khỏe đẹp tự nhiên, căng tràn sức sống
- Khổ qua, Kim ngân hoa, Cúc la mã, Cỏ xạ hương, Sài đất góp phần kháng khuẩn, giảm mẩn ngứa và phòng ngừa mụn trứng cá trên da.
Đặc biệt, sản phẩm hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại, thích hợp sử dụng cho mọi loại da, nhất là da nhạy cảm.
Hương thơm tự nhiên quyến rũ như những đóa hoa.
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên
Việc thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da sẽ giúp duy trì độ ẩm, cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc. Nên ưu tiên các sản phẩm chứa các thành phần như Acid hyaluronic, Niacinamide, Panthenol, Vitamin E, Oats Extract,… để làm dịu vùng da kích ứng, hỗ trợ phục hồi lớp màng tự nhiên bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây hại.
Uống nhiều nước
Khi bị nổi mề đay, ta nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày để kích thích quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố của cơ thể. Bên cạnh đó, đây cũng là cách bổ sung độ ẩm tự nhiên cho da rất hữu hiệu, giúp làm dịu và cải thiện sức đề kháng của làn da.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Theo chuyên gia, khi bị mề đay mẩn ngứa người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống viêm, chống oxy hóa như:
- Thực phẩm giàu omega-3: cá béo, ngũ cốc nguyên hạt, dầu cá, hạt chia, quả óc chó,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: cam, chanh, bưởi, ổi, ớt chuông,…
- Thực phẩm giàu vitamin A: gan động vật, bí đỏ, khoai lang, cà rốt, rau chân vịt,…
- Thực phẩm giàu kẽm: ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng, sò, các loại đậu,…
- Thực phẩm giàu probiotic: sữa chua, phô mai, dưa bắp cải, dưa chuột muối,…
Song song với đó, nên hạn chế các thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc có hại cho quá trình phục hồi tổn thương da như: cua, ghẹ, thịt bò, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê,…
Lời kết:
Nổi mề đay mẩn ngứa không phải là bệnh da liễu nguy hiểm, tuy nhiên chúng rất dễ tái phát và tiến triển mạn tính nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ tái phát, hãy trang bị cho mình một làn da khỏe cùng sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo.