Viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) là bệnh da liễu xuất hiện phổ biến ở hai cẳng chân. Mặc dù viêm nang lông không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ đôi chân. Để tìm hiểu các phương pháp hiệu quả điều trị viêm nang lông, bạn có thể theo dõi nội dung sau đây.
Dấu hiệu khi bị viêm nang lông ở chân
Viêm nang lông là tình trạng lỗ chân lông bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn và nấm xâm nhập vào biểu bì da. Tác nhân gây bệnh phổ biến là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Pseudofolliculitis barbae, Sycosis barbae.
Có rất nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho những sinh vật này phát triển trên da và gây viêm nang lông, như là vệ sinh da kém sạch sẽ, cạo lông chân thường xuyên, mặc quần áo quá chật khó thoát mồ hôi, và các quá trình sinh lý tự nhiên như mang thai, thay đổi hormone…
Viêm nang lông ở chân thường dễ nhầm lẫn với dày sừng nang lông. Dưới đây là các dấu hiệu khi bị viêm nang lông ở chân bạn cần biết:
- Da chân nổi mẩn đỏ, sưng và ngứa ngáy: Đây là biểu hiện tiêu biểu của căn bệnh này và nó là đặc điểm đề phân biệt với dày sừng nang lông, vì dày sừng thường không gây viêm.
- Mụn có mủ: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các sẩn đỏ viêm sẽ tích mủ bên trong, trông tương tự như mụn trứng cá bọc, gây đau khi chạm vào.
- Lông mọc ngược bên trong mụn viêm: Một số chỗ ở da chân sẽ thấy những sợi lông bị mọc ngược xoắn lại, không thể thoát ra ngoài như bình thường.
Nếu viêm nang lông ở chân kéo dài và lan rộng hơn, lâu ngày các nốt mụn viêm vỡ ra có thể để lại sẹo vĩnh viễn và làm đổi màu sắc tố da, khiến da thâm sậm màu hơn.
3 phương pháp trị viêm nang lông ở chân
Tự điều trị tại nhà
Nếu bạn bị viêm nang lông ở chân mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí sau đây:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thức ăn có tính gây giêm (thực phẩm nhiều đường, chất béo, đồ ăn nhanh, caffeine…), bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, kẽm, và omega-3 có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nang lông và cải thiện sức khỏe da.
Tẩy tế bào chết cho da chân bằng các nguyên liệu thiên nhiên: Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên có tính kháng viêm và làm dịu da để cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông như là bã cà phê, nước chanh, dầu dừa, bột trà xanh,…
Vệ sinh da chân sạch sẽ: tắm với nước ấm, tránh cạo, waxing hoặc dùng kem tẩy lông ở vùng da bị viêm.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo chuyên sâu để chăm sóc da chân bị viêm nang lông. Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo chuyên sâu là được chiết xuất từ các loại dược liệu có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu da, cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
- Sự kết hợp các thành phần Trà xanh, Sữa gạo giúp làm sạch, nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết trên da.
- Cỏ xạ hương, Kim ngân hoa , Cúc la mã, Sài đất góp phần kháng khuẩn, giảm mẩn ngứa và mụn viêm trên da.
- Nha đam, Khổ qua, dẫn chất dầu Olive, cùng các Vitamin (Vitamin E, Vitamin B5) tăng cường cấp ẩm, giữ ẩm lâu dài cho da mà không gây cảm giác nhờn dính
- Các dược liệu khác như Nhân sâm, Đương quy có tác dụng nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp tự nhiên, căng tràn sức sống.
Sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo chuyên sâu có mùi hương dễ chịu từ thiên nhiên, không gây kích ứng da, phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm.
Bạn có thể mua sữa tắm dược liệu Ngọc Thảo tại các nhà thuốc, siêu thị hoặc đặt hàng online TẠI ĐÂY.
Trị viêm nang lông ở chân bằng thuốc
Ngoài các biện pháp tại nhà nói trên, kết hợp sử dụng thuốc giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm nang lông ở chân. Lưu ý, bạn cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ da liễu trước khi tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc, không tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của người có chuyên môn.
Thuốc dùng trong điều trị viêm nang lông chủ yếu là kháng sinh diệt khuẩn, thuốc chống viêm cả đường bôi và đường uống:
Thuốc bôi ngoài da: có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, làm sạch và làm dịu vùng da bị viêm. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau, thoa 1-2 lần/ngày, trong khoảng 7-10 ngày
- Kem hoặc mỡ axit Fucidic: có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra.
- Mỡ Mupirocin 2%: có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra.
- Mỡ Neomycin: có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra.
- Kem silver sulfadiazin 1%: có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra.
- Povidon-iodin 10%, Hexamidine 0.1%, Chlorhexidine 4%: có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, làm sạch da.
- Kem Ziaja Med màu hồng: có tác dụng bổ sung dưỡng ẩm, làm sạch lỗ chân lông, làm dịu da, củng cố hàng rào bảo vệ da, thúc đẩy tái tạo da.
Thuốc uống: có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chống ngứa, giảm đau và sưng. Có thể dùng một trong các loại thuốc sau, theo chỉ định của bác sĩ:
- Thuốc kháng sinh: dùng để chống nhiễm khuẩn, giảm viêm và ngăn ngừa biến chứng. Có thể dùng ampicillin, co-trimoxazol, clindamycin, minocycline, doxycycline, erythromycin, cephalexin, ciprofloxacin, levofloxacin, azithromycin,…
- Thuốc kháng nấm: dùng để chống nhiễm nấm, giảm viêm và ngăn ngừa biến chứng. Có thể dùng fluconazole, itraconazole, ketoconazole, terbinafine,…
- Thuốc chống ngứa: dùng để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngăn ngừa gãi da. Có thể dùng loratadine, chlorpheniramine, cetirizine, diphenhydramine, hydroxyzine,…
- Thuốc giảm đau và sưng: dùng để giảm cảm giác đau rát, sưng tấy, nóng rát. Có thể dùng ibuprofen, naproxen, paracetamol, aspirin,…
Trị viêm nang lông bằng laser
Trị viêm nang lông bằng laser là một phương pháp điều trị hiện đại và hiệu quả cho các trường hợp bị viêm lỗ chân lông từ nặng tới nhẹ. Phương pháp này sử dụng các tia ánh sáng có bước sóng cao để tác động vào các nang lông, tiêu diệt các ổ viêm nhiễm và phục hồi làn da bị tổn thương.
Có nhiều loại laser được sử dụng để trị viêm nang lông, tùy thuộc vào công nghệ và cơ sở thực hiện. Một số loại laser phổ biến là: laser Alexandrite, laser Nd:YAG, laser Ruby, laser Diode, laser IPL.
Điều trị viêm nang lông bằng laser tuy có chi phí khá cao nhưng nó mang lại rất nhiều ưu điểm như: không gây đau đớn, không xâm lấn, không để lại sẹo, không gây ra tác dụng phụ, không cần nghỉ dưỡng. Bạn chỉ cần thực hiện đủ theo liệu trình điều trị đã được lên kế hoạch từ trước. Mỗi buổi điều trị thường chỉ mất 20 – 30 phút.
Lưu ý rằng, sau khi điều trị viêm lỗ chân lông ở chân bằng laser làn da sẽ khá nhạy cảm nên cần tránh sử dụng sữa tắm, xà phòng trong 24h, đồng thời cần tránh nắng cẩn thận khi ra ngoài.
Trị viêm nang lông bằng tiểu phẫu
Nếu viêm nang lông nghiêm trọng, có mụn nhọt lớn, sưng tấy, đau nhức nhiều thì có thể tiến hành tiểu phẫu để dẫn lưu mủ ra ngoài.
Vì đây là một tiểu phẫu nên nó cũng tồn tại nguy cơ nhất định như nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, song điều này là rất hiếm.
Sau khi vệ sinh vết rạch và băng bó lại, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống nhiễm trùng và hướng dẫn bệnh nhân uống tại nhà. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần lưu ý chăm sóc vết rạch cẩn thận, tránh cạo, waxing hoặc dùng kem tẩy lông ở vùng da bị viêm.
Như vậy, bạn đã biết các dấu hiệu và nguyên nhân của viêm nang lông ở chân, cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này. Bạn có thể tự chăm sóc da chân tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên, kết hợp với thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nặng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn, như laser hoặc tiểu phẫu.